1.
Hiểu thế nào về mức "Hoàn
thành tốt", "Hoàn thành", "Chưa hoàn thành" khi đánh
giá định kì về học tập?
* Trả lời: Trong điểm a khoản 2 Điều 10 theo Quy định ĐGHSTH tại Thông
tư 22 có đề cập đến: “Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối
năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức,
kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục vào giữa
học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học theo các mức sau:
- Hoàn
thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn
thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa
hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;”
*ĐG
định kì theo quy định này về học tập bằng lượng hóa ĐG sau mỗi giai đoạn học tập
(giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học) thành các mức
“Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành”, “Chưa hoàn thành” được hiểu là qua quá trình
quan sát, theo dõi, GV hướng dẫn, giúp đỡ, nắm bắt thông tin về quá trình thực
hiện từng yêu cầu học tập đối với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục của mỗi
HS trong ĐG thường xuyên để GV xem xét:
- Trong quá trình học tập hàng ngày, căn cứ
vào yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, nếu nhận thấy HS thường xuyên thực hiện tốt
các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục thì ĐGHS đạt mức “Hoàn
thành tốt”, chẳng hạn: đối với môn Toán, HS biết tiếp thu và hiểu kiến thức môn
Toán; thường xuyên giải bài tập cho kết quả đúng, cách trình bày, diễn giải tốt,
thực hiện phép tính nhanh; thể hiện sự yêu thích môn Toán hoặc tỏ ra hứng thú với
các vấn đề liên quan đến 2 môn Toán. Mức ĐG này nhằm ghi nhận và khích lệ,
tuyên dương HS để tạo điều kiện tốt nhất cho các em phát huy nhiều nhất khả
năng của mình đối với môn học hoặc hoạt động giáo dục nào đó.
- Nếu nhận thấy HS thường xuyên thực hiện được
nhưng chưa tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục, thì
ĐGHS đạt mức “Hoàn thành”, chẳng hạn: đối với môn Toán, HS biết tiếp thu và hiểu
kiến thức môn Toán; đôi lúc giải bài tập cho kết quả chưa đúng, bước đầu biết
trình bày, diễn giải vấn đề đối với môn Toán, thực hiện được các phép tính cơ bản;
thỉnh thoảng thể hiện sự hứng thú đối với một số vấn đề liên quan đến môn Toán.
Mức ĐG này nhằm ghi nhận bước đầu HS đã hoàn thành các yêu cầu học tập, nhưng vẫn
cần tích cực phấn đấu để có thể khơi dậy và phát huy hơn nữa khả năng của mình
đối với môn học hoặc hoạt động giáo dục nào đó.
- Nếu sau khi thường xuyên giúp đỡ, dành nhiều
thời gian để hướng dẫn nhưng nhận thấy HS vẫn thực hiện chưa được yêu cầu học tập
của môn học hoặc hoạt động giáo dục, thì ĐGHS ở mức “Chưa hoàn thành”, chẳng hạn:
đối với môn Toán, sau khi thường xuyên giúp đỡ, dành nhiều thời gian để hướng dẫn,
nhưng HS vẫn tiếp thu chậm và chưa hiểu được kiến thức nào đó trong môn Toán;
thường xuyên không biết giải hoặc giải bài tập cho kết quả chưa đúng, thực hiện
được các phép tính cơ bản còn nhầm lẫn; hoặc thể hiện sự e ngại, thiếu hứng thú
đối với một số vấn đề liên quan đến môn Toán. Mức ĐG này nhằm lưu ý cho HS,
CMHS biết HS cần nỗ lực phấn đấu để đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về giáo
dục và đạt chuẩn kiến thức kĩ năng đối với môn học hoặc hoạt động giáo dục nào
đó.
* Như vậy, kết quả lượng hóa ĐG thường xuyên thành các mức “Hoàn thành tốt”,
“Hoàn thành”, “Chưa hoàn thành” cho phép GV, CBQLGD, CMHS xác định được mức độ
hoàn 3 thành nhiệm vụ học tập của HS so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định
trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, từ đó có những giải pháp
giúp HS khắc phục hạn chế, phát huy tối đa khả năng của mình và ngày một tiến bộ
hơn.
2. Tại sao một số môn học lại cần có thêm các
bài kiểm tra định kì?
*Trả
lời: Việc kiểm tra định kì được tổ chức theo thời khóa biểu vào buổi học chính
khoá, không gây áp lực, lo lắng, băn khoăn cho HS và CMHS. Tuyên truyền, giải
thích để GV, CMHS hiểu và nhận thức đúng về việc kiểm tra định kì: Bài kiểm tra
định kì được GV sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, góp ý những hạn chế của HS và
được chấm điểm. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để xếp loại HS hay để
so sánh HS này với HS khác mà chủ yếu để GV, CMHS kiểm chứng lại việc nhận xét,
ĐG thường xuyên quá trình học tập của HS sau một giai đoạn học tập (nửa học kì,
học kì, năm học). Nếu kết quả bài kiểm tra định kì chưa phù hợp với các nhận
xét, ĐG thường xuyên, GV cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân để có thể điều chỉnh
cách dạy, cách hướng dẫn, giúp đỡ HS; có thể cho HS làm lại bài kiểm tra khác để
xác định thực chất năng lực HS hay hiệu quả của các giải pháp giáo dục đã được
áp dụng. Mục đích cuối cùng vẫn là vì sự tiến bộ của HS, nhằm giúp HS học được
và học tốt.
3. Hiểu thế nào về các mức “Tốt”, “Đạt”, “Cần
cố gắng” khi đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất? Trả lời: Trong khoản 3 Điều
10 Quy định ĐGHSTH tại Thông tư 22 có đề cập đến: “Vào giữa học kì I, cuối học
kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu
hiện liên 4 quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường
xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh,
tổng hợp theo các mức sau:
a) Tốt:
đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt:
đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
giáo dục, biểu hiện chưa rõ.” *ĐG định kì theo quy định
này về NLPC bằng lượng hóa ĐG thường xuyên thành các mức “Tốt”, “Đạt”, “Cần cố
gắng” được hiểu là qua quá trình quan sát, theo dõi, GV hướng dẫn, giúp đỡ, nắm
bắt thông tin về sự hình thành, phát triển từng NLPC của mỗi HS trong ĐG thường
xuyên để đến giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV
chủ nhiệm sẽ căn cứ vào các biểu hiện của mỗi HS để xem xét:
- Nếu
GV nhận thấy HS thường xuyên biểu hiện rõ về NLPC nào đó và đáp ứng tốt khi gắn
vào yêu cầu giáo dục thì ĐGHS đạt mức “Tốt” đối với NLPC này. Mức ĐG này nhằm
ghi nhận và khích lệ, tuyên dương HS để các em biết phát huy năng lực và trau dồi
phẩm chất ngày một hoàn thiện hơn.
- Nếu GV nhận thấy HS thỉnh thoảng có biểu hiện
về NLPC nào đó và đáp ứng được khi gắn vào yêu cầu giáo dục thì ĐGHS đạt mức “Đạt”
đối với NLPC này. Mức ĐG này nhằm ghi nhận bước đầu HS đã đạt yêu cầu, nhưng vẫn
cần tích cực phấn đấu để có những biểu hiện thường xuyên và nhiều hơn nữa nhằm
hoàn thiện NLPC.
- Nếu GV nhận thấy HS biểu hiện chưa rõ về
NLPC nào đó và chưa đáp ứng được khi gắn vào yêu cầu giáo dục thì ĐGHS đạt mức
“Cần cố gắng” đối với NLPC này. Mức ĐG này nhằm lưu ý cho HS biết mình cần tích
cực phấn đấu để đáp ứng được yêu cầu giáo dục và có những biểu hiện nhằm 5 hình
thành, phát triển NLPC. Đồng thời, định danh mức “Cần cố gắng” thay cho định
danh mức “Chưa đạt” (theo Thông tư 30) về mặt hình thức cũng thể hiện rõ hơn
tính nhân văn vì sự tiến bộ và tránh được sự tự ti của HS.
Như vậy, kết quả lượng
hóa ĐG thường xuyên thành các mức “Tốt”, “Đạt”, “Cần cố gắng” cho phép GV,
CBQLGD, CMHS xác định được mức độ hình thành, phát triển NLPC của HS sau một
giai đoạn học tập, rèn luyện. Từ đó có những giải pháp giúp HS khắc phục hạn chế,
phát huy tính tích cực và ngày một tiến bộ hơn.
4. Đánh giá cụ thể năng lực “tự phục vụ, tự quản”
của học sinh như thế nào?
*Trả
lời: GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS liên quan đến nhận thức, kĩ
năng, thái độ về năng lực “tự phục vụ, tự quản” thông qua các biểu hiện của HS
gắn với yêu cầu giáo dục và ngữ cảnh cụ thể (trong sinh hoạt, trong học tập,
khi vui chơi,...), chẳng hạn như:
- Nhận
thức: Thường có ý thức chủ động tự phục vụ, tự quản; không ỷ lại hoặc không dựa
vào sự hỗ trợ của người khác;...
- Kĩ
năng: Tự rửa mặt, rửa tay; tự mặc được quần, áo; tự chuẩn bị đồ dùng học tập; tự
làm đồ chơi;...
- Thái
độ: Thoải mái khi tự mình gấp quần áo; thích tự mình chải tóc; hứng thú với việc
tự chuẩn bị đồ dùng học tập;... - Khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục và ngữ cảnh
(trong sinh hoạt, trong học tập, khi vui chơi,...) cụ thể: tự mặc được quần, áo
(trong sinh hoạt); tự chuẩn bị đồ dùng học tập (trong học tập); thu dọn đồ chơi
(khi vui chơi);...
GV nắm
bắt thông tin về năng lực “tự phục vụ, tự quản” của mỗi HS qua các biểu hiện, tần
suất xuất hiện của các biểu hiện, khả năng đáp ứng đối với yêu cầu giáo dục để
sử dụng ĐG 6 định kì về năng lực này và giúp các em biết khắc phục hạn chế,
phát huy tính tích cực nhằm ngày một hoàn thiện hơn.
5. Đánh
giá cụ thể năng lực “hợp tác” của học sinh như thế nào?
6. Đánh giá cụ thể năng lực “tự học và giải
quyết vấn đề” của học sinh như thế nào?
7. Đánh giá cụ thể phẩm chất “chăm học, chăm
làm” của học sinh như thế nào?
8. Đánh giá cụ thể phẩm chất “tự tin, trách
nhiệm” của học sinh như thế nào?
*Trả
lời: GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS liên quan đến nhận thức, kĩ
năng, thái độ về phẩm chất “tự tin, trách nhiệm” thông qua các biểu hiện của HS
gắn với yêu cầu giáo dục và ngữ cảnh cụ thể (trong sinh hoạt, trong học tập,
khi vui chơi,...), chẳng hạn như:
- Nhận
thức: Thường ý thức làm việc trách nhiệm và tự tin; Nhận thức được trách nhiệm
và tự tin là những phẩm chất tốt góp phần tạo nên nhân cách của con người; Có ý
thức thực hiện hết khả năng để hoàn thành tốt công việc được giao;...
- Kĩ năng (thông qua biểu hiện hành vi): Giữ lời
hứa; Có chính kiến riêng; Biết tự khẳng định bản thân mình; Luôn nhận công việc
khi được giao;...
- Thái độ: Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt
công việc khi được giao; Không thích sai hẹn; Thích giữ đúng lời hứa;... - Khả
năng đáp ứng yêu cầu giáo dục và ngữ cảnh (trong sinh hoạt, trong học tập, khi
vui chơi,...) cụ thể: Tự giác chuẩn bị đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ thầy/cô
giao (trong học tập); Tự nhận trách nhiệm đối với công việc ở nhà, như nấu cơm,
cắt cỏ, quét nhà, lau nhà (trong sinh hoạt); Hoàn thành tốt các công 7 việc của
mình trong các hoạt động với cộng đồng (trong cộng đồng);... GV nắm bắt thông
tin về phẩm chất “tự tin, trách nhiệm” của mỗi HS qua các biểu hiện, tần suất
xuất hiện của các biểu hiện, khả năng đáp ứng đối với yêu cầu giáo dục để sử dụng
ĐG định kì về phẩm chất này và giúp các em biết khắc phục hạn chế, phát huy
tính tích cực nhằm trau dồi phẩm chất ngày một hoàn thiện hơn.
9. Đánh
giá cụ thể phẩm chất “trung thực, kỉ luật” của học sinh như thế nào?
10. Đánh giá cụ thể phẩm chất “đoàn kết, yêu
thương” của học sinh như thế nào?